January 12, 2014

Máy vi tính xách tay (Laptop) là gì?

Máy tính xách tay hay máy vi tính xách tay (Laptop computer) là máy vi tính cá nhân nhỏ gọn có thể di chuyển được. Máy có trọng lượng nhẹ nhưng có đầy đủ các thành phần và chức năng cơ bản của máy vi tính cá nhân.

Trên thị trường máy tính xách tay có nhiều loại hãng sản xuất phổ biến như Dell, Hp, Asus, Acer, Sony, Apple ...


Máy tính xách tay hãng ASUS


Máy tính xách tay hãng DELL

Máy tính xách tay (Laptop) có nhiều loại với các chức năng khác nhau phù hợp với từng loại đối tượng sử dụng. (Phần này mình sẽ có bài viết chi tiết sau).

Máy tính xách tay (Laptop) gồm các thành phần cơ bản sau:

   - Bộ xử lý: Bộ xử lý dành cho máy tính xách tay được thiết kế dành riêng cho mỗi loại khác nhau. Bộ xử lý chủ yếu tập trung vào hiệu năng và tiết kiệm năng lượng. Có 2 hãng thông dụng là INTEL và AMD.


Bộ xử lý của hãng AMD



Bộ xử lý của hãng INTEL


   - Bộ nhớ RAM (Random Access Memory): Là một loại bộ nhớ của máy tính. RAM là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên. RAM dành cho máy tính xách tay khác loại RAM dành cho máy tính để bàn. Máy tính xách tay sử dụng RAM (So-DIMM) dành riêng, thường được thiết kế có hai khe cắm RAM (Thông thường nhà sản xuất chỉ cắm một khe RAM và để trống khe còn lại để người sử dụng tự nâng cấp sau).



RAM


   - Ổ đĩa cứng (HDD): Ổ đĩa cứng hay còn gọi ổ cứng dành cho máy tính xách tay là loại ổ (2.5") có kích thước nhỏ hơn loại dành cho máy tính bàn. Ổ cứng giao tiếp bằng cổng ATA truyền thống hay SATA. Dung lượng ổ cứng có nhiều loại như 160GB, 250GB, 500GB,... Hiện nay ổ cứng thường được sử dụng là 500GB.



Ổ cứng máy tính xách tay

   - Đồ họa (Graphics): Thường được tích hợp trên các chipset hoặc tích hợp trên bo mạch chủ. Các máy tính xách tay dòng phổ thông và tầm trung thường đồ họa tích hợp ngay trên chipset và sử dụng bộ nhớ đồ họa chia sẻ từ RAM. Các máy tính dòng cao cấp có bộ xử lý đồ họa riêng tách lời và gắn trực tiếp trên bo mạch chủ, chúng có bộ nhớ riêng hoặc dùng một phần từ RAM. Có 2 hãng phổ biến sản xuất đồ họa rời là ATI và NVIDIA.


Chip đồ họa của hãng NVIDIA



Chip đồ họa của hãng ATI

   - Màn hình (Screen): Màn hình máy tính xách tay ngày nay thuộc loại màn hình tinh thể lỏng (LCD) hoặc mà hình LED. Màn hình được gắn trực tiếp vào thân máy và không tách rời như máy tính để bàn. Màn hình máy tính xách tay có loại cảm ứng, có thể xoay được và gập lại che bàn phím.



Màn hình máy tính xách tay


   - Nguồn năng lượng: Nguồn năng lượng cho máy tính xách tay là bộ phận riêng biệt. Bạn có thể sử dụng pin gắn trên máy hoặc cắm nguồn để sử dụng lâu dài. Bộ phận chuyển đổi điện xoay chiều (AC) thành điện một chiều (DC) cho máy tính xách tay gọi là Adapter. Nếu bạn dùng pin, một thời gian hết pin thì bạn phải cắm adapter vào để xạc điện cho pin.



Adapter cho máy tính xách tay


   - Tản nhiệt: Các thiết bị tỏa nhiệt như CPU, chipset Bắc, chip VGA (nếu có) được gắn các tấm phiến tản nhiệt, chúng truyền nhiệt qua các ống dẫn nhiệt sang một khối tản nhiệt lớn có quạt làm mát. Các thiết bị khác tản nhiệt thông qua các đường lưu thông gió, hút gió vào trong vỏ máy để đến khối tản nhiệt chung để thổi ra ngoài bằng quạt. Quạt tản nhiệt trong máy tính xách tay được thiết kế điều khiển bằng một mạch điện để có khả năng tự điều chỉnh tốc độ quạt theo nhiệt độ.



Quạt tản nhiệt cho máy tính xách tay


   - Kết nối mạng: Thường sử dụng cổng Ethenet (RJ45) và sử dụng card wireless để bắt sóng wifi. Có thể có thiết bị bluetooth.



Cổng RJ45



Card wireless
    -Bàn phím (Keyboard): Được gắn trên thân máy và có các phím chức năng (Fn).


Bàn phím

   - Đa phương tiện (Multimedia):
          + Loa luôn được tích hợp trên máy nhưng có công suất thấp.
          + Webcam, micro cũng được tích hợp trên máy để hỗ trợ các chức năng gọi video, chụp hình,...



Webcam trên máy tính xách tay


   - Bảo mật (Security): Chức năng bảo mật bằng vân tay được sử dụng ở vài loại máy tính. Máy tính chỉ có thể khởi động khi nhận đúng dấu vân tay đã được lưu vào máy.

(Ghi chú: Bạn nào lấy thông tin từ bài viết thì nhớ ghi rõ nguồn giùm mình nha!)

Tác giả
TAK






No comments:

Post a Comment